Note 15: Diễn đạt tiếng Anh như thế nào cho đúng cách?
Sự phát triển trong các ‘kỹ năng văn chương’ (literacy skills) bao gồm Nghe-Nói-Đọc-Viết đã đi tới các bước nghiên cứu chuyên biệt trong các chương trình giảng dạy tiếng Anh, môn ngữ văn Anh cũng như trong các khoá học về kỹ năng mềm. Chính vì có quá nhiều chi tiết mà một người học bắt đầu từ những bước vỡ lòng có thể choáng ngợp trước quá nhiều cách tiếp cận như vậy.

Note 15: Diễn đạt tiếng Anh như thế nào cho đúng cách?
Tôi từng thổ lộ rằng mình chỉ mất 6 tháng để học tiếng Anh và sử dụng tốt ngôn ngữ này trong nhu cầu công việc của mình tại thời điểm đó. Quãng thời gian sau đó chỉ là những bước hoàn thiện cho từng kỹ năng mình đã sử dụng trước đó. Nhưng có lẽ, chính vì cách hiểu đơn giản của mình trong cách biểu đạt các nội dung đã giúp mình tiến bộ nhanh chóng.
Trong một bài phân tích khá đầy đủ với cả lý thuyết lẫn thực hành trong cố cục của một đoạn văn, tôi đã lý giải tại sao học viên nên bắt đầu bộ môn Anh ngữ từ “đơn vị câu” sau đó nhanh chóng chuyển sang đoạn văn, chứ không phải học ngữ pháp để hình thành câu để rồi sau đó bị lạc lối trong cách diễn đạt của mình trong các điều kiện sử dụng ngôn ngữ thực tế.
Có 4 dạng bố cục căn bản và 8 hình thức biểu đạt mà bạn cần ghi nhớ mỗi khi muốn trình bày một ý tưởng nào đó. Cho dù mỗi người có mức tiến bộ khác nhau, nhưng cuối cùng thì chúng ta cũng phải thừa nhận ngôn ngữ phải luôn đơn giản để người “ít học” nhất vẫn có thể chia sẻ những điều họ đang suy nghĩ cũng như cảm nhận được thông tin từ người khác.
4 dạng bố cục cơ bản:
Đọan văn diễn dịch | Đoạn văn quy nạp | Đoạn văn móc xích | Đoạn văn song hành |
– Câu chủ đề + câu bổ trợ 1 + câu bổ trợ 2 + câu bổ trợ 3.. |
+ câu bổ trợ 1 + câu bổ trợ 2 + câu bổ trợ 3.. – Câu kết luận |
– Câu văn gợi ý 1 + Câu văn bổ trợ 1′ – Câu văn gợi ý 2 + Câu văn bổ trợ 2′ |
– Câu văn 1 – Câu văn 2 – Câu văn 3 … |
8 hình thức biểu đạt:
– Đoạn văn định nghĩa
– Đoạn văn phân loại
– Đoạn văn miêu tả
– Đoạn văn so sánh
– Đoạn văn tường thuật
– Đoạn văn lựa chọn
– Đoạn văn giải thích
– Đoạn văn đánh giá
Như vậy, ghi nhớ những điều trên vẫn còn là một thách thức lớn?
Nếu như tôi nhận một học trò là một học sinh phổ thông thì chắc hẳn thôi sẽ xây dựng một hệ thống bài học đầy đủ cho từng phân ý như trên và lý giải cụ thể cách sử dụng, cũng như là những bài tập thực hành đi kèm theo đó. Tuy nhiên, thách thức lớn nhất cho nghề nghiệp của tôi là phần đông học viên là những người lớn tuổi. Quỹ thời gian mà mọi người dành ra quá ít ỏi để có thể thực hành từng bước như vậy với tổng cộng ít nhất nhất 4×8=32 bài học (lý thuyết + thực hành).
May mắn thay, tôi từng là một “học viên khá lười” của chính tôi. Tôi đã không có phép mình có một khoảng thời gian đủng đỉnh để có thể chiêm nghiệm mọi thứ trước khi có thể nắm bắt được môn ngoại ngữ này (tiếng Anh). Và dưới đây là những gì tôi đã nghiên cứu được theo cách giản đơn nhất mà bạn có thể ghi nhớ để có thể rèn luyện cho chính mình.
2 điều cô đọng trong hầu hết mọi ý tưởng
32 quy tắc nêu trên sẽ được gói gọn trong 2 điều mà bạn nên nhắc tới khi phải bàn luận, cho ý kiến cũng như bất kỳ cách diễn đạt nào khác mỗi khi bạn sử dụng tiếng Anh. Hai điều quan trọng đó là: Yếu tố lịch sử; Yếu tố địa dư.
Nghe qua thì bạn có thể chưa hiểu tôi đang muốn nói đến điều gì phải không? Bạn có thể hiểu bao quát 2 điều theo một vài dẫn giải bên dưới:
– Yếu tố lịch sử: Mọi sự vật, hiện tượng đều có bắt đầu và kết thúc của riêng nó. Khi bạn chia sẻ một điều gì đó thông qua ngôn ngữ: thay vì bạn suy nghĩa quá nhiều về nó bằng cảm xúc hiện thời của mình, bạn hãy thử bắt đầu nói tới những cột mốc quan trọng tạo nên vấn đề mà mình đang đề cập. 3 cột mốc mà tôi ưa thích nhất để nói về một điều khi đó:
+ Thời điểm bắt đầu
+ Mốc chuyển quan trọng (hoặc, truy vấn hiện tại)
+ Những dự đoán cho tương lai
– Yếu tố địa dư: Nếu như yếu tố lịch sử là trục thời gian (timeline) từ xa tới gần thì yếu tố địa dư giống như một tấm bản đồ để bạn có thể truy vấn, so sánh với những sự vật, hiện tượng cũng xảy ra tương tự hoặc đối lập ở những nơi khác.
Những học gia ngôn ngữ đi trước từng nói “bạn không bao giờ hiểu một ngôn ngữ cho tới khi bạn biết được hai ngôn ngữ” (You never understand a language until you understand at least two”. Yếu tố địa dư cũng thể hiện tinh thần trên, để hiểu rõ hơn một vấn đề và truyền đạt lại chính xác thông điệp của mình thì việc so sánh đối tượng với những chuyện xảy ra ở những vị trí khác nhau.
Tôi thử lấy một ví dụ là loại câu hỏi trong đề thi IELTS Speaking, Part 2. Phần thi mà nhiều bạn e ngại nhất trong cách trình bày cũng như phải sử dụng thời gian hiệu quả như thế nào trong 1 phút chuẩn bị và 2 phút nói.
Đề bài: A time you watched the sky
Describe a time you watched the sky. You should say: – when this happened – who you were with – what you saw and how you felt about watching the sky. |
Phần trả lời của tôi
I am going to tell about memories when I spent time viewing the sky.
As far as I can remember when I was a boy, ten years old maybe, I often run out to my garden in my hometown and played with other kids after I had finished my homeworks at night. There, we were really into watching the sky especially at night in summer when we played the game ‘counting stars’ and compared the results. I sometimes laid down on the grass for hours with my younger sister to watch the shining stars because I was fond of imagingthe folk stories about the stars.
I grew up and studied at highschool, there was a big change as my hometown became a industrial city after few years. I couldn’t see stars clearly anymore because the density of fog and smog really made the night sky invisible. I somewhat regretted and once I asked my friends to travel to the suburb of the city to check the sky. We were so surprised, the glittering stars and stunning night sky were still there as their original beauty.
I have moved to Ho Chi Minh city for my study and work. Unfortunately, this city’s downtown is now metropolis like Beijing light pollution, I have to wait until mignight if I want to see things in the sky. But I find it bored to keep my habit when I often watch the borderless dark sky and cannot find other viewers.
Anyway, I love watching sky so that I will buy a house in a countryside nearby my working place. I wish that I would one day take an airplane or an space ship to explore the universe and see the plannets closer.
Sau đó tiếng anh là gì?
1- Phân tích bố cục
Như vậy, các bạn có thể để ý thấy dòng thời gian trục timeline và những liên kết tới những địa điểm được nhắc đến (mapping) mà Ce Phan đã kể ở trên trải qua 3 cột mốc:
– Cột mốc 1: Lúc còn nhỏ (hoặc lần đầu tiên biết ngắm trăng sao)
– Cột mốc 2: Khi thành phố ở quê tôi biến thành một thành phố công nghiệp
– Cột mốc 3: Thời điểm hiện tại, khi tôi sống và làm việc ở TP. Hồ Chí Minh.
Một điều các bạn có thể để ý thấy là trong cả 3 cột mốc đó, tôi đều cố tình đề cập tới các ý mà trong đề bài khuyên bạn nên nói tới: When + Who + What
Bài viết ở trên cũng được tổ chức với bố cục khá đẹp (khoảng 12 câu): 1 Câu mở bài ; 9 câu cho cả 3 cột mốc ; 2 câu cuối cùng là phần kết luận. Bạn có 2 phút (tương đương 120 giây), như vậy bạn có khoảng trung bình 10 giây cho mỗi câu nói, vì thế với bố cục trên bạn sẽ trình bày vừa đủ các ý trong thời gian quy định đề đề thi IELTS Speaking Part 2.
2- Những từ vựng hữu ích
– memories: những ký ức
– (to) watch/view/see the sky: ngắm bầu trời
– As far as I can remember: theo những gì tôi còn nhớ
– (be) really doing something: rất thích làm việc gì đó
– (to) play the game: chơi trò chơi
– (to) lay down on the grass: nằm trên cỏ
– the shining stars: những ngôi sao lấp lánh
– (be) fond of doing: thích làm điều gì đó
– (to) grow up: lớn lên
– a big change: một sự thay đổi lớn
– the density of fog and smog: dày đặc sương mù và khói
– (to) to make something invisible: làm cho cái gì đó mờ đi (không còn nhìn thấy được nữa)
– countryside/ the suburb of city/ city’s downtown/ metropolis: miền quê / vùng ven / trung tâm thành phố / siêu đô thị
– stunning night sky: bầu trời đêm tuyệt đẹp
– original beauty: vẻ đẹp nguyên bản
– the borderless dark sky: bầu tời tối om vời vợi (nhìn hoài không thấy trăng sao)
– light pollution: ô nhiễm ánh sáng
– (to) take an airplane: đi máy bay, bắt chuyến bay
– (to) explore the universe: khám phá vũ trụ
3. Ngữ pháp được sử dụng
Phần trả lời bên trên sử dụng đã dạng các thì và cấu trúc câu. Bên dưới sẽ liệt kê một số nét đặc trưng trong phần ngữ pháp được sử dụng.
– Thì quá khứ hoàn thành: after I had finished my homeworks at night
– Thì quá khứ đơn: we played the game ‘counting stars’ and compared the results
– Thì hiện tại hoàn thành: I have moved to Ho Chi Minh city for my study and work
– Thì hiện tại đơn: I often watch the borderless dark sky and cannot find other viewers.
– Thì tương lai đơn: ..that I will buy a house in a countryside nearby my working place
– Câu phức tiêu biểu: I sometimes laid down on the grass for hours with my younger sister to watch the shining stars because I was fond of imaging the folk stories about the stars.
– Mệnh đề If: I have to wait until mignight if I want to see things in the sky
– Cấu trúc WISH: I wish that I would one day take an airplane or …
– Chủ ngữ giả: there was a big change as my hometown became a industrial city … và tân ngữ giả: But I find it bored to keep my habit when …
Đương nhiên, các bạn vẫn có thể sử dụng phương pháp từ khoá (keywords) để xây dựng ý và với mỗi ý bạn sẽ học cách sử dụng linh hoạt cách trình bày như thế nào trong 32 cách thức được nêu bên trên. Còn riêng tôi, mỗi khi trình bày một vấn đề gì đó cho dù khó khăn tới mức nào, tôi cũng chỉ nghĩa về 2 điều căn bản để cân chỉnh mạch văn của mình cho rõ ràng dựa vào 2 yếu tố chính: Timeline + Mapping.